Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn, thủ tục gồm những gì?

Bạn đang chuẩn bị mở đại lý sơn nhưng không biết cần bao nhiêu vốn và các thủ tục pháp lý như thế nào? Nên đăng ký loại hình hoạt động kinh doanh gì phù hợp? Giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết mà sơn Davosa chia sẻ sau đây nhé.

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

Đây là điều được nhiều người quan tâm nhất trước khi bắt đầu kinh doanh đại lý sơn. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2 mà số tiền vốn cần để mở đại lý sơn cũng khác nhau, thông thường dao động trong khoảng từ 30 tới 200 triệu đồng. Tuy nhiên để tính toán được lượng vốn phù hợp khi bắt đầu kinh doanh sơn thì các bạn cần phải nắm rõ được những điều sau đây:

  • Xác định thị trường bạn muốn nhắm đến là những người cao cấp hay bình dân... Từ đó bạn xác định được lượng vốn đầu tư mặt bằng cũng như số vốn yêu cầu của hãng sơn
  • Nhu cầu về sơn tại khu vực của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng nhu cầu của thị trường đang có xu hướng tăng cao thì bạn có thể đặt lượng hàng lớn hoặc vừa tùy thuộc vào nguồn tiền để nhập hàng
  • Mức vốn ban đầu bỏ ra ban đầu từ thuê mặt bằng, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất...
  • Mức vốn lưu động để kinh doanh tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ tối đa từ khách hàng cũng cần được dự đoán trước để từ đó tính ra số tiền lưu động, dự trù
  • Mức lợi nhuận mà thương hiệu sơn đó mang lại là bao nhiêu? và số hàng nhập về sẽ bán trong khoảng bao lâu?
  • Ngoài ra một khoản chi phí khác mà bạn cũng cần tính đến chính là khoản tiền vốn lưu động. Trong quá trình kinh doanh sơn bạn có thể gặp phải rủi ro hoặc gặp các khoản phát sinh khác ngoài dự kiến, đặc biệt là khi cần nhập hàng số lượng lớn. Vì vậy bạn luôn cần phải chuẩn bị sẵn cho mình một khoản vốn dự phòng, thông thường từ 50 đến 100 triệu đồng tùy vào quy mô của từng đại lý.

Thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý sơn nước

Thủ tục mở đại lý sơn

Lựa chọn loại hình kinh doanh

Trước hết, bạn cần lựa chọn một loại hình hoạt động kinh doanh trong số các loại hình sau:

Như bạn đã hỏi, bạn nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân để đăng ký, mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó chúng tôi đưa ra những ưu, nhược điểm của hai hình thức này để bạn có thể lựa chọn phù hợp:

Hộ kinh doanh:

- Ưu điểm: việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

- Nhược điểm: là chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; và không có tư cách pháp nhân - trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của Hộ kinh doanh; cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân:

- Ưu điểm: hoạt động quản lý kinh doanh đơn giản, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể sử dụng trên 10 lao động; Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

- Nhược điểm: Phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân.

Tiếp đến, bạn cần lựa chọn việc ghi ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn có thể ghi là đại lý (mã ngành nghề 46101 - theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg) và "Bán buôn sơn, vécni" (mã ngành nghề 46635); "Bán lẻ sơn, màu, véc ni trong các cửa hàng chuyên doanh" (mã ngành nghề 47522)

Hồ sơ Thủ tục đăng kí kinh doanh đại lý sơn:

Sau khi đã lựa chọn được loại hình kinh doanh thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh. Hồ sơ này tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn

Đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân: Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp,

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Và Điều 10 của Nghị định này quy định về các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Đối với Hộ kinh doanh: Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Về Thuế phải nộp

Theo quy định của pháp luật, hầu hết mọi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đều phải nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, tùy từng loại hình hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh, mà tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp các khoản thuế tương ứng. Đối với hoạt động của bạn, các khoản thuế sẽ phải nộp là:

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp và/hoặc Thuế Thu nhập cá nhân:

Như trên đã trình bày, nếu bạn thành lập Hộ kinh doanh thì bạn sẽ không phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, còn các loại hình khác, tất cả đều phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, đồng thời phải nộp thêm thuế Thu nhập cá nhân (Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên thì chỉ nộp thuế TNCN cho khoản thu ko phải từ hoạt động kinh doanh)

- Thuế môn bài:

Ngoài thuế TNDN, và Thuế TNCN, Thuế môn bài là khoản thuế mà khi tham gia hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp. Mức thuế sẽ tùy thuộc vào Số vốn đầu tư, vốn điều lệ đã đăng ký của Doanh nghiệp, hoặc tùy thuộc vào thu nhập của Hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh gồm 6 mức từ 50.000 đ - 1.000.000 đ, đối với loại hình Doanh nghiệp gồm 4 mức từ 1.000.000 đ - 3.000.000 đ.

- Thuế giá trị gia tăng:

Thuế Giá trị gia tăng - đây là khoản thuế mà bản chất là bạn sẽ nộp thay cho Người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải trả một khoản thuế giá trị gia tăng cho việc tiêu thụ hàng hóa (thông thường là 10%) khi mua hàng, và khoản này sẽ được trả cho bên bạn, sau đó bạn có nghĩa vụ nộp lại khoản này cho Nhà nước. - Bản chất là bạn không phải nộp gì cho nhà nước cả.

Trên đây sơn Davosa đã chia sẻ với bạn mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn và thủ tục đăng ký đi kèm. Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu hay cần thông tin tư vấn mở đại lý sơn hãy liên hệ ngay với phòng kinh doanh của Davosa theo số Hotline: 0964 553 768

Tác giả: Nguyễn Hải Phong

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét